Giây, thế kỉ

Thời gian là một khái niệm rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để đo và định lượng thời gian, con người đã phát triển ra nhiều đơn vị khác nhau, trong đó giây là một đơn vị phổ biến nhất. Tuy nhiên, để đo lường thời gian theo giây, ta cần có một đơn vị đo thời gian cơ bản hơn, đó là thế kỉ. Thế kỉ là một đơn vị đo thời gian lớn nhất trong hệ thống đo thời gian của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo thời gian giây và thế kỉ, từ cách đo lường đến ứng dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Lý thuyết về giây, thế kỷ

Giây là gì?

Trong hệ đo lường, giây (viết tắt là s theo chuẩn quốc tế hoặc được ký hiệu là '') là đơn vị đo thời gian, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI).

Định nghĩa của giây là khoảng thời gian bằng 1/60 của phút, hay 1/3600 của giờ.

1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây

Thế kỉ

Cứ mỗi 100 năm thì được 1 thế kỷ. Theo lịch Gregory thì thế kỷ 1 được bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100.

Thế kỷ 2 bắt đầu từ năm 101 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 200.

Cứ như vậy theo công thức: Thế kỷ n bắt đầu từ năm 100 × n - 99, vì vậy thế kỷ 20 kết thúc chính xác là vào ngày 31 tháng 12 năm 2000 chứ không phải ngày 31 tháng 12 năm 1999.

Thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN) được tính từ năm 100 TCN đến năm 1 TCN. Vì vậy không có "thế kỷ 0" chuyển tiếp giữa thế kỷ 1 TCN và thế kỷ 1.

Trong tiếng Việt, thế kỷ thường được ký hiệu bằng chữ số La Mã, ví dụ "thế kỷ 20" được viết là "thế kỷ XX".

Bảng chuyển đổi:

1 thiên niên kỷ = 10 thế kỷ = 1000 năm
1 thế kỷ = 10 thập niên = 100 năm
1 thập niên = 3652 ngày = 10 năm
1 năm = 365,25 ngày (hay 365 ngày)
1 năm nhuận = 366 ngày

Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I)

Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II)

Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III)

Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX)

Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI)

Bài tập

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống

a) 1 phút = ... giây

500 giây = ... phút

7 phút = ... giây

12 phút = ... giây

 \(\mathrm{\frac{1}{4}}\) phút = ... giây

1 phút 15 giây = ... giây

b) 1 thế kỉ = ...năm

100 năm = .....thế kỉ

8 thế kỉ =...năm

12 thế kỉ =....năm

\(\mathrm{\frac{1}{5}}\) thế kỉ = ...năm

Đáp án:

a) 1 phút = 60 giây

500 giây = 500 × \(\mathrm{\frac{1}{60}}\) phút = \(\mathrm{\frac{50}{6}}\) phút

7 phút = 7 × 60 = 420 giây

12 phút = 12 × 60 = 720 giây

\(\mathrm{\frac{1}{4}}\) phút = \(\mathrm{\frac{1}{4}}\) × 60 = 25 giây

1 phút 15 giây = 60 + 15 = 75 giây

b) 1 thế kỉ = 100 năm

700 năm = 7 thế kỉ

8 thế kỉ =.800 năm

12 thế kỉ =1200 năm

\(\mathrm{\frac{1}{5}}\) thế kỉ = \(\mathrm{\frac{1}{5}}\) × 100 = 20 năm

Bài 2: Trả lời câu hỏi

a) Năm 1879 thuộc thế kỷ nào?

b) Năm 518 thuộc thế kỷ nào?

c) Năm 1927 thuộc thế kỷ nào?

d) Năm 2016 thuộc thế kỷ nào?

Đáp án:

a) Năm 1879 thuộc thế kỷ 19

b) Năm 518 thuộc thế kỷ 6

c) Năm 1927 thuộc thế kỷ 20

d) Năm 2016 thuộc thế kỷ 21