Trong chương trình toán học, các em học sinh sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng, bao gồm cả tấn tạ yến. Việc nắm vững cách chuyển đổi giữa những đơn vị cơ bản này không chỉ là giúp học sinh dễ dàng áp dụng vào thực tiễn mà còn là nền tảng rất quan trọng cho các bài tập về sau. Hãy tìm hiểu ngay các dạng bài tập phổ biến về tấn, tạ và yến nhé!
1. Tìm hiểu về tấn tạ yến
Thông thường, để đo khối lượng của các vật sở hữu trọng lớn lớn như hàng chục, hàng trăm hay hàng nghìn ki-lô-gram, người ta sẽ sử dụng 3 đơn vị yến, tấn, tạ. Theo đó, các chuyển đổi giữa các đơn vị khối lượng này là:
- 1 yến = 10 kg
- 1 tạ = 10 yến = 100 kg
- 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg
2. Đề-ca-gram và Héc-tô-gram
Ngược lại với tấn, tạ, yến, nhiều người thường dùng đơn vị đề-ca-gam (dag) và héc-tô-gam (hg) để đo khối lượng các vật có trọng lượng không nặng, khoảng hàng chục đến hàng trăm gram. Theo đó, cách chuyển đổi giữa 2 đơn vị này là:
- 1 dag = 10 g
- 1 hg = 10 dag = 100 g
3. Tấn tạ yến và bảng đơn vị đo khối lượng chính xác
Sau đây là bảng đo khối lượng mà bạn nên hiểu rõ:
Lớn hơn ki-lô-gram | Ki-lô-gram | Bé hơn ki-lô-gram | ||||
tấn | tạ | yến | kg | hg | dag | g |
1 tấn
= 10 tạ = 1000 kg |
1 tạ
= 10 yến = 100 kg |
1 yến
= 10 kg |
1kg
= 10 kg = 1000 g |
1hg
= 10 dag = 100 g |
1 dag
= 10g |
1 g |
Lưu ý rằng: Mỗi đơn vị đo khối lượng đều có mối quan hệ tăng gấp 10 lần so với đơn vị bé hơn liền kề.
4. Một số dạng bài tập về đơn vị đo khối lượng

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các dạng bài tập thường gặp về đơn vị đo khối lượng cùng với phương pháp giải chi tiết. Hãy theo dõi thật kỹ nhé!
4.1. Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
Đối với dạng bài tập này, phương pháp giải cụ thể như sau:
- Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng ở trên để thực hiện chuyển đổi.
- Ghi nhớ quy tắc: Mỗi đơn vị lớn hơn đứng liền kề sẽ gấp 10 lần đơn vị bé hơn theo sau nó.
- Khi quy đổi, nếu có nhiều đơn vị kết hợp, bạn nên đổi từng phần về cùng 1 đơn vị nhỏ nhất để dễ dàng tính toán.
Ví dụ: Điền số thích hợp nhất vào các chỗ trống sau:
- 7kg 300g = … g
- 8 tạ = … kg
- 2 yến 4kg = … kg
- 23hg 75g = … g
Lời giải:
- 7kg 300g = 7300 g
- 8 tạ = 800 kg
- 2 yến 4kg = 24 kg
- 23hg 75g = 2300g + 75g = 2375g
4.2. Bài tập về tấn tạ yến – Thực hiện phép tính
Khi gặp phải dạng bài tập thế này, bạn có thể áp dụng phương pháp giải sau:
- Cộng, trừ: Nếu các đơn vị đo giống với nhau, bạn sẽ thực hiện phép tính như số tự nhiên. Nếu khác đơn vị, bạn phải chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới tính toán.
- Nhân, chia: Bạn cứ thực hiện như phép tính thông thường, sau đó thì giữ nguyên đơn vị đo.
Ví dụ: Thực hiện phép tính:
- a) 3hg + 270g
- b) 75 yến x 3
- c) 6kg – 2125g
Lời giải:
- a) 3hg + 270g = 300g + 270g = 570g
- b) 75 yến x 3= 225 yến
- c) 6kg – 2125g = 6000g – 2125g = 3875g
4.3. So sánh các đơn vị đo lường khối lượng
Đối với dạng bài tập so sánh các đơn vị đo khối lượng, bạn nên áp dụng phương pháp giải sau:
- Nếu 2 số đó có cùng một đơn vị, bạn chỉ cần so sánh như số tự nhiên.
- Nếu 2 số đó khác đơn vị, bạn phải chuyển đổi chúng về cùng đơn vị rồi tiến hành so sánh.
Ví dụ: So sánh:
- a) 3 tạ 2kg và 320kg
- b) 6hg 500g và 6kg
- c) 1kg 9dag và 1090g
Lời giải:
- a) 3 tạ 2kg = 302kg => 3 tạ 2kg < 320kg
- b) 6hg 500g = 6500g, 6kg = 6000g => 6hg 500g > 6kg
- c) 1kg 9dag = 1090g => 1kg 9dag = 1090g
4.4. Bài tập có lời văn về tấn tạ yến và các đơn vị đo khác
Khi gặp phải dạng bài tập này, bạn nên giải theo 4 bước sau:
- Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài để xác định được dữ kiện và yêu cầu.
- Bước 2: Nếu cần, hãy chuyển đổi các đơn vị đo về cùng một hệ để dễ dàng tính toán.
- Bước 3: Thực hiện phép tính và trình bày một cách rõ ràng.
- Bước 4: Kiểm tra lại kết quả.
Ví dụ: Kho M chứa 2 tấn gạo. Sau khi xuất đi 750kg, kho này lại nhập thêm 13 tạ gạo. Hỏi hiện tại kho M đang có bao nhiêu kg gạo?
Tóm tắt:
- Ban đầu kho M có: 2 tấn = 2000kg
- Xuất đi: 750kg
- Nhập thêm: 13 tạ = 1300kg
Bài làm:
Số gạo còn lại sau khi xuất là:
2000kg – 750kg = 1250kg
Số gạo sau khi nhập thêm là:
1250kg + 1300kg = 2550kg.
Như vậy, kho M đang có 2550kg gạo.
5. Bài tập vận dụng có đính kèm đáp án
Bài tập 1: So sánh:
- a) 4 tạ 50kg và 460kg
- b) 9hg 25g và 925g
- c) 3kg 8dag và 3080g
Bài tập 2: Thực hiện phép tính:
- a) 5hg + 420g
- b) 48 yến x 2
- c) 9kg – 3250g
Bài tập 3: Một cửa hàng vừa mới nhập về 3 tấn 5 tạ phân bón rồi bán được 2350kg. Hỏi cửa hàng này còn lại bao nhiêu kg phân bón?
Đáp án:
- Bài 1: a) 4 tạ 50kg < 460kg, b) 9hg 25g = 925g, c) 3kg 8dag = 3080g
- Bài 2: a) 920g, b) 96 yến, c) 5750g (hoặc 5kg 750g)
- Bài 3: 1150kg phân bón.
Bài viết trên đây là tất tần tật kiến thức cần thiết về tấn tạ yến và các đơn vị đo khối lượng khác. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đọc đã biết rõ hơn về các dạng bài tập phổ biến của những đơn vị này và phương pháp giải chuẩn xác nhất nhé!