Góc, góc vuông, góc không vuông

Trong hình học, góc là một khái niệm cơ bản và quan trọng. Góc được hình thành bởi hai đường thẳng hoặc đoạn thẳng chắn giữa chúng. Nếu góc được hình thành bởi hai đường thẳng vuông góc với nhau thì góc đó được gọi là góc vuông. Trong khi đó, nếu góc không có độ lớn bằng 90 độ thì góc đó được gọi là góc không vuông. Cả ba khái niệm này đều được sử dụng rộng rãi trong hình học và có ứng dụng trong nhiều bài toán và công thức tính toán hình học. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại góc và cách tính toán độ lớn của chúng.

1. Giới thiệu về góc

Khái niệm

Góc là những gì nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. 

  • Hai đường thẳng được gọi là cạnh của góc
  • Giao điểm của chúng gọi là đỉnh của góc.

4 loại góc là: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông

Ví dụ

Hình ảnh góc trong thực tế

Để làm quen với khái niệm góc các em có thể quan sát các hình sau

Hai kim đồng hồ tạo thành các góc

Hai phần lưỡi kéo tạo thành một góc, 

2. Góc vuông, góc không vuông

Góc vuông là gì?

Góc vuông là góc cắt nhau bởi hai đường thẳng, đoạn thẳng tạo với nhau một góc 90°

Ví dụ

  • Cạnh OM và ON cắt nhau tại đỉnh O
  • Cạnh OM và ON tạo với nhau một góc vuông bằng 90°

⇒ Cạnh OM và On cắt nhau tại đỉnh O tạo thành một góc vuông

Góc không vuông là gì?

Góc không vuông là góc tạo bởi hai đoạn thẳng có số đo khác 90°

Ví dụ

  • Góc AOB là góc vuông đỉnh O, cạnh OA, OB
  • Góc MPN là góc không vuông đỉnh P, cạnh PM, PN
  • Góc CED là góc không vuông đỉnh E cạnh ED, EC.

Nhận biết góc vuông

Dùng êke để kiểm tra góc vuông. Êke là loại thước được sử dụng để đo số góc trong hình học, gồm có ba góc: Góc vuông, góc nhọn và góc tù. Ta có thể dựng thẳng đứng êke (theo hình minh họa) để kiểm tra xem góc vuông và góc không vuông bằng cách đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với một cạnh của góc đã cho.
Nếu cạnh góc vuông còn lại của êke trùng với cạnh còn lại của góc đã cho thì góc đó là góc vuông; nếu không trùng thì góc đó là góc không vuông.

3. Các dạng bài tập về góc vuông, góc không vuông

Dạng 1: Nêu tên đỉnh hoặc cạnh của góc

Phương pháp: Để làm tốt dạng bài này các em cần ghi nhớ định nghĩa về góc

Ví dụ: Cho hình sau:

a) Đọc tên các cạnh và đỉnh góc vuông
b) Nêu tên các cạnh và đỉnh góc không vuông

a) Tên đỉnh và cạnh các góc vuông
Góc vuông đỉnh O cạnh OQ, OP
Góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC
Góc vuông đỉnh I cạnh IH, IK

b) Tên đỉnh và cạnh các góc không vuông
Góc không vuông đỉnh T cạnh TR, TS
Góc không vuông đỉnh M cạnh MN, MP
Góc không vuông đỉnh D cạnh DE, DG

Dạng 2: Xác định góc đã cho có phải là góc vuông hay không.

Phương pháp: Để kiểm tra một góc có phải là góc vuông hay không, ta sử dụng ê ke:
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với một cạnh của góc đã cho.
- Nếu cạnh còn lại của ê kê trùng với cạnh còn lại của góc thì góc đã cho là góc vuông, nếu không trùng thì đó là góc không vuông

Ví dụ: Tìm các góc vuông và các góc không vuông

Dùng ê ke kiểm tra ta thấy:

  • Những góc vuông là: DAE, MDN, XGY
  • Những góc không vuông là: GBH, ICK, PEQ

Dạng 3: Nhận biết góc vuông, góc không vuông. Đếm số góc vuông, góc không vuông trong hình đã cho.

Phương pháp:
- Dùng ê ke kiểm tra góc trong hình.
- Đếm số lượng các góc vuông vừa tìm được.

Ví dụ: Hình sau có bao nhiêu góc vuông

Để ê ke để đo các góc trong hình
Xét hình ABCH có 4 góc vuông lần lượt tại các đỉnh: A, đỉnh H, đỉnh C, đỉnh B
Xét hình tam giác ADH có 1 góc vuông tại đỉnh H
Vậy hình ABCHD có tất cả 5 góc vuông

4. Bài tập minh hoạ

Bài 1. Điền đúng (Đ) hoặc Sai (S)

Hình trên có hai góc vuông.  
Góc đỉnh O, cạnh OW, OT là góc không vuông.  
Góc đỉnh O, cạnh OZ, OU là góc không vuông.  

Lời giải

a) Điền Đ. Vì hình bên có hai góc vuông là: Góc đỉnh O, cạnh OW, OT và góc đỉnh O cạnh OD,OC.
b) Điền S. Vì góc đỉnh O, cạnh OW,OT là góc vuông.
c) Điền Đ. Vì góc đỉnh O, cạnh OZ,OU là góc không vuông.

Bài 2. Trong hình tứ giác ABCD có những góc vuông là góc vuông, góc nào là góc không vuông

Lời giải

a) Các góc vuông là:
Đỉnh B, cạnh BA; BC.
Đỉnh D; cạnh DA, DC.
b) Các góc không vuông là:
Đỉnh A; cạnh AB, AD.
Đỉnh C; cạnh CD, CB.