Kiến thức liên quan đến góc nhọn góc tù góc bẹt được ứng dụng trong nhiều dạng bài tập lý thuyết cũng như thực tế. Hy vọng thông qua một vài tổng hợp dưới đây, bạn có thể dễ dàng xử lý các dạng bài tập về xác định góc.
Khái niệm về góc
Theo Euclid, góc được hiểu là phần giới hạn bởi hai đường thẳng giao nhau tại một điểm. Hai đường thẳng hình thành góc chính là hai cạnh của góc. Phần giao nhau của chúng là đỉnh.
Trường hợp hai đường thẳng song song, không giao nhau tại bất kỳ điểm nào, góc của chúng có giá trị bằng 0 và không tồn tại đỉnh.
Góc nhọn góc tù góc bẹt là gì?
Góc nhọn, góc tù và góc bẹt là ba loại hình góc quen thuộc trong hình học. Sau đây là tổng hợp khái niệm và tính chất của ba loại góc này.
Góc nhọn
Góc nhọn hình thành từ hai đường thẳng chung gốc trong một tam giác hoặc giao nhau trong một mặt phẳng. Đặc điểm của góc nhọn là có số đo nhỏ hơn 90° và lớn hơn 0°.
Góc tù
Góc tù cũng được tạo thành từ hai đường thẳng giao nhau trong một mặt phẳng. Số đo của góc tù lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
Góc bẹt
Góc bẹt hình thành từ hai đường thẳng có cùng một giao điểm hay hai tia đối. Số đo của góc bẹt bằng 180°, gấp hai lần so với góc vuông.
Một số dạng bài tập kèm hướng dẫn giải chi tiết
Sau đây là phần tổng hợp các dạng bài tập liên quan đến xác định góc kèm lời giải chi tiết.
Dạng 1: Phân loại góc theo số đo cho trước
Bài 1: Cho các góc sau \[\widehat{A}=65^\circ,\widehat{B}=86^\circ,\widehat{C}=100^\circ,\widehat{E}=180^\circ,\widehat{D}=110^\circ \]. Hãy phân loại các góc trên.
Giải:
Theo đề bài ta có:
Góc nhọn là các góc \[\widehat{A}=65^\circ,\widehat{B}=86^\circ \]
Góc tù là các góc \[\hat C = 100^\circ ,\hat D = 110^\circ \]
Góc bẹt là góc \[\widehat{E}=180^\circ \]
Dạng 2: Xác định số đo một góc trong tam giác khi biết số đo hai góc còn lại
Bài 2: Cho tam giác GKH với \[\widehat{G}=55^\circ,\widehat{K}=60^\circ \]. Tính số đo \[\widehat{H}\].
Giải:
Ta có tổng số đo 3 góc trong một tam giác bằng 180°:
\[\widehat{G}+\widehat{K}+\widehat{H}=180^\circ \]
\[\Rightarrow 55^\circ+60^\circ+\widehat{H}=180^\circ \]
\[\Rightarrow\widehat{H}=180^\circ-55^\circ-60^\circ=65^\circ \]
Vậy \[\widehat{H}=65^\circ \].
Dạng 3: Xác định số đo góc trong một tứ giác
Bài 3: Cho tứ giác ABCD với \[\widehat{A}=90^\circ,\widehat{B}=100^\circ,\widehat{C}=90^\circ \]. Hãy xác định \[\widehat{D}\] của tứ giác này.
Giải:
Ta có tổng số đo 4 góc trong một tứ giác luôn bằng 360°:
\[\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^\circ \]
\[\Rightarrow 90^\circ+100^\circ+90^\circ+\widehat{D}=360^\circ \]
\[\Rightarrow\widehat{D}=360^\circ-90^\circ-100^\circ-90^\circ=80^\circ \]
Vậy \[\widehat{D}=80^\circ \].
Dạng 4: Tìm số đo góc khi biết quan hệ giữa hai góc
Bài 4: Cho \[\widehat{A}\] kề bù \[\widehat{B}\], biết \[\widehat{A}=95^\circ \]. Hãy tính số đo \[\widehat{B}\].
Giải:
Ta có tổng hai góc kề bù bằng 180°, suy ra:
\[\widehat{A}+\widehat{B}=180^\circ \]
\[\Rightarrow 95^\circ+\widehat{B}=180^\circ \]
\[\Rightarrow\widehat{B}=180^\circ-95^\circ=85^\circ \]
Dạng 5: Tính số đo góc khi biết tổng góc lớn
Cho góc bẹt \[\widehat{KOH}\]. Trên tia OH, lấy điểm J sao cho \[\widehat{KOJ}=110^\circ \]. Tính số đo \[\widehat{HOJ}\].
Giải:
Vì \[\widehat{KOH}\] là góc bẹt nên ta có:
\[\widehat{HOJ}+\widehat{KOJ}=180^\circ \]
\[\Rightarrow\widehat{HOJ}=180^\circ-\widehat{KOJ}\]
\[\Rightarrow\widehat{HOJ}=180^\circ-110^\circ=70^\circ \]
Vậy \[\widehat{HOJ}=70^\circ \].
Lưu ý khi giải các dạng toán liên quan đến xác định góc
Khi giải một số dạng toán liên quan đến xác định góc, bạn cần ghi nhớ một số kiến thức cơ bản như:
- Tổng số đo ba góc trong một tam giác luôn bằng 180°.
- Tổng số đo bốn góc trong một tứ giác bất kỳ luôn bằng 360°.
- Tổng số đo hai góc kề bù bằng 180°.
- Tia phân giác của một góc sẽ chia góc đó thành hai góc có số đo bằng nhau.
Lời kết
Góc nhọn góc tù góc bẹt là ba loại hình góc khá quen thuộc trong hình học. Mong rằng từ phần trên đây, bạn sẽ áp dụng thành công để giải các bài toán liên quan đến xác định góc.