Phép cộng các số có nhiều chữ số
Trong toán học, phép cộng là một phép toán cơ bản và quan trọng. Trong việc tính toán các số lớn có nhiều chữ số, phép cộng càng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, với phương pháp cộng cột, ta có thể dễ dàng thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số. Bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp cộng cột để thực hiện phép cộng các số có nhiều chữ số và cách áp dụng nó vào các bài toán cụ thể.
1. Phép cộng là gì?
Phép cộng là một trong những phép toán số học cơ bản nhất cùng với các phép trừ, nhân, chia. Kết quả của một phép cộng giữa hai số tự nhiên được gọi là tổng.
Kí hiệu của phép cộng: +
Trong một phép cộng gồm có hai phần: số hạng và tổng (kết quả)
Ví dụ:
Trong phép toán trên ta có:
- 6 và 3 là số hạng
- 9 là kết quả của phép tính cộng của số hạng 6 và 3, 9 được gọi là tổng
2. Tính chất cơ bản của phép cộng
a) Tính chất giao hoán
Tính chất đầu tiên của phép cộng là tính giao hoán. Nghĩa là phép cộng không phụ thuộc vào vị trí con số được cộng lại với nhau. Không quan trọng số nào đứng trước, số nào đứng sau vì chúng có chung cùng một kết quả.
Tính giao hoán được biểu diễn theo công thức:
Ví dụ:
3 + 7 = 7 + 3 (đều có tổng bằng 10)
12 + 6 = 6 + 12 (đều có tổng bằng 18)
23 + 11 = 11 + 23 (đều có tổng bằng 34)
b) Tính chất kết hợp
Tính chất thứ hai của phép cộng là tính kết hợp. Nghĩa là khi chúng ta cộng các con số nhiều hơn hai số thì khi thay đổi thứ tự thực hiện phép cộng cũng không làm kết quả thay đổi.
Tính kết hợp được biểu diễn theo công thức:
Ví dụ:
2 + 4 + 7 = 4 + 2 + 7 = 7 + 4 + 2 (đều có tổng bằng 13)
5 + 11 + 3 = 11 + 5 + 3 = 3 + 11 + 5 (đều có tổng bằng 19)
4 + 9 + 10 = 9 + 4 + 10 = 10 + 9 + 4 (đều có tổng bằng 23)
3. Phép cộng có nhớ, phép cộng không nhớ
Trong phép cộng được chia thành hai dạng là phép cộng có nhớ và phép cộng không nhớ.
a) Phép cộng không nhớ
Phép cộng không nhớ là phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại có kết quả bé hơn 10.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính: 23 + 5
Ta có:
3 cộng 5 bằng 8, viết 8
2 không cộng với số nào, hạ 2 viết 2
Được kết quả là 28.
Thực hiện phép tính: 36 + 13
Ta có:
6 cộng 3 bằng 9, viết 9
3 cộng 1 bằng 4, viết 4
Được kết quả là 49.
Thực hiện phép tính: 72 + 6
Ta có:
2 cộng 6 bằng 8, viết 8
7 không cộng với số nào, hạ 7, viết 7
Được kết quả là 78.
b) Phép cộng có nhớ
Phép cộng có nhớ là các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại thì có kết quả lớn hơn 10.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính: 15 + 7
Ta có:
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
1 cộng 0 bằng 1, nhớ 1 bằng 2, viết 2
Được kết quả là 22.
Thực hiện phép tính: 45 + 78
Ta có:
5 cộng 8 bằng 13, viết 3 nhớ 1
4 cộng 7 bằng 11, nhớ 1 bằng 12, viết 12
Được kết quả là 123.
Thực hiện phép tính: 94 + 17
Ta có:
4 cộng 7 bằng 11, viết 1 nhớ 1
9 cộng 1 bằng 10, nhớ 1 bằng 11, viết 11
Được kết quả là 111.
4. Phép cộng số có nhiều chữ số
Cách thực hiện:
- Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau: hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm.
- Thực hiện phép cộng từ phải sang trái, có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm.
Đặt tính rồi tính:
Thực hiện phép tính:
560 + 45
- 0 cộng 5 bằng 5, viết 5
- 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1
- Hạ 5, nhớ 1 bằng 6, viết 6
Kết quả: 560 + 45 = 605
4675 + 2824
- 5 cộng 4 bằng 9, viết 9
- 7 cộng 2 bằng 9, viết 9
- 6 cộng 8 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
Kết quả: 4675 + 2824 = 7499
5632 + 780
- 2 cộng 0 bằng 2, viết 2
- 3 cộng 8 bằng 11, viết 1 nhớ 1
- 6 cộng 7 bằng 13, thêm 1 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- Hạ 5, thêm 1 bằng 6, viết 6
Kết quả: 5632 + 780 = 6412.
Tính:
Đáp án: