Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Khi hai đường tròn cắt nhau tại hai điểm khác nhau, chúng ta có thể vẽ được hai tiếp tuyến tại hai điểm cắt đó. Trong toán học, hai tiếp tuyến này có một số tính chất đặc biệt, và bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những tính chất quan trọng của hai tiếp tuyến cắt nhau.

1. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Tính chất: Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

  • Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
  • Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của các góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
  • Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.

Cho đường tròn (O) và một điểm A  nằm ngoài đường tròn. AB, AC là các tiếp tuyến kẻ từ A đến (O) với BC là các tiếp điểm

Khi đó

- AB = AC

- Tia OA là phân giác góc BOC

- Tia AO là phân giác góc BAC

Ví dụ: Cho đường tròn (O), điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm)

a) Chứng minh OA \(\perp\) BC

b) Tính cạnh của tam giác ABC biết OA = 4 , OB = 2

a) Do (AB), (AC) là hai tiếp tuyến của đường tròn (O)

⇒ AB = AC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Mà OB = OC

⇒ OA là đường trung trực của đoạn thẳng BC

⇒OA \(\perp\) BC

b) Gọi BC \(\cap\) OA = H ⇒ BC \(\perp\) OA tại H

Do AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên AB \(\perp\) OB

Áp dụng định lý Pitago ta có:

AO2 = OB2 + AB2 ⇒ AB = AC = \(\sqrt{OA^2-OB^2}\;=\;\sqrt{4^2-2^2}\;=\;2\sqrt3\) 

Lại có tam giác ABC cân tại A, AO \(\perp\)BC tại H

⇒ AH là trung tuyến của tam giác ABC ⇒ H là trung điểm của BC

Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có:

\(\frac1{{BH}^2}=\frac1{AB^2}+\frac1{OB^2}\Rightarrow\frac1{BH^2}=\frac13\Rightarrow BH=\sqrt3\)

⇒BC=2. BH = \(2\sqrt3\)

Vậy AB = AC = BC = \(2\sqrt3\)

2. Đường tròn nội tiếp tam giác

Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, cón tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.

Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao ba đường phân giác của tam giác đó.

3. Đường tròn bàng tiếp tam giác

Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của một tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.

Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, hoặc là giao điểm của đường phân giác góc A và đường phân giác góc ngoài tại B(hoặc C). Với một tam giác , có ba đường tròn bàng tiếp.

4. Bài tập minh hoạ

Bài 1. Cho đường tròn (O;2) từ một điểm A cách O là \(2\sqrt2\) , vẽ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Tính chu vi tam giác ABC

Lời giải

Nối OB, OC ta được OB \(\perp\) AB, OC \(\perp\) AC

Ta có AC2 = OA2 - OC2\({(2\sqrt2)}^2\;-\;2^2\;=\;4\)

=> AC = 2, do đó AB = 2

Tứ giác ABOC có 4 cạnh bằng nhau nên là hình thoi. Hình thoi này có góc C = 90° nên là hình vuông

Bài 2. Trong hình dưới đây, đường tròn (K) bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Ta kí hiệu BC = a, AC = b, AB = c và p = \(\frac{a+b+c}2\)

Chứng minh rằng:

a) AM = AN = p

b) BM = BE = p - c, CN = CE = p - b

Lời giải

Theo tính chất tiếp tuyến cắt nhau ta có:

BM = BE; CN = CE và AM = AN

a) Ta có:
AM + AN = (AB + BM) + (AC + CN)
= AB+ BE + AC + CE
= AB + AC + (BE + CE)
= AB + AC + BC

Do đó 2AM = 2p => AM = p => AN =p

b) Ta có
BM = AM - AB = p - c =>BE = p - c
CN = AN - AC = p - b = CE = p - b