Có thể nói rằng, đường tròn chính là một trong những hình học quen thuộc và rất quan trọng trong toán học cũng như thực tiễn đời sống. Việc nắm vững công thức tính đường tròn giúp bạn dễ dàng tính được các đại lượng như diện tích và chu vi một cách chính xác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi kiến thức nền tảng thường gặp trong các bài toán hình học đấy!
1. Tổng quan về đường tròn
Trước khi tìm hiểu các công thức tính của đường tròn, bạn cần cần biết đây là một trong những hình học cơ bản, nổi bật nhất với đặc tính đối xứng tuyệt đối. Nó bao gồm tất cả các điểm nằm trên cùng mặt phẳng và cách đều nhau qua một điểm cố định, được gọi là tâm. Theo đó, khoảng cách từ tâm đến bất kỳ điểm nào đó trên đường tròn được gọi là bán kính. Cụ thể là:

- Tâm (O): Là điểm cố định, từ đó sẽ đo ra các khoảng cách bằng nhau đến tất cả điểm trên đường tròn.
- Bán kính (R): Là khoảng cách từ tâm cho đến bất kỳ điểm nào đó trên đường tròn. Nó đóng vai trò như một yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn xác định kích thước đường tròn.
- Đường kính (D): Là đoạn thẳng đi ngang qua tâm, nối 2 điểm đứng đối diện nhau trên cùng đường tròn và luôn bằng 2 lần bán kính.
Không chỉ bị giới hạn trong lý thuyết toán học, đường tròn còn thường xuất hiện rộng rãi trong thực tiễn, tiêu biểu là hội họa, thiết kế, kiến trúc và các ngành kỹ thuật.
2. Công thức tính đường tròn về chu vi và diện tích
Có thể nói rằng, các công thức tính chu vi và diện tích của đường tròn đóng vai trò quan trọng trong toán học cũng như ứng dụng thực tiễn. Chu vi sẽ cho bạn biết độ dài bao quanh đường tròn, trong khi diện tích thì đo được phần không gian bên hình tròn. Hai công thức này cũng chính là nền tảng quan trọng để bạn có thể giải quyết được nhiều dạng bài tập toán và áp dụng vào những lĩnh vực khác như tính toán lực ly tâm, tốc độ góc trong vật lý.
Theo đó, công thức tính chu vi và diện tính của đường tròn cụ thể như sau:
Thuật ngữ | Ý nghĩa | Công thức |
Chu vi | Tổng độ dài xung quanh của đường tròn | \[C=2\pi R\] |
Diện tích | Phần diện tích nằm trong đường tròn. | \[S=\pi R^{2}\] |
3. Tìm hiểu phương trình đường tròn
Khi tìm hiểu về công thức tính đường tròn, phương trình đường tròn được biết đến như công cụ quan trọng trong hình học phẳng, giúp bạn mô tả chính xác tập hợp tất cả các điểm nằm trên cùng mặt phẳng cách và đều một điểm cố định. Như các bạn đã biết, điểm cố định đó chính là phần tâm và khoảng cách từ tâm cho đến các điểm gọi là bán kính. Theo đó:
- Công thức tổng quát của phương trình đường tròn với tâm I (a,b) và bán kính R là: \[\left(x-a\right)^{2}+\left(y-b\right)^{2}=R^{2}\]
- Công thức đúng của phương trình đường tròn khi có phần tâm trùng với góc tọa độ (0,0) là: \[x^{2}+y^{2}=R^{2}\]
Những phương trình này đều là kiến thức nền tảng cần thiết, hỗ trợ bạn giải quyết nhanh và chính xác nhiều dạng bài tập toán có liên quan đến đường tròn. Nó có thể là những dạng bài toán cần xác định vị trí tương đối của một điểm hay đường thẳng so với đường tròn.
4. Một số dạng biến đổi của phương trình đường tròn
Đi sâu vào việc khám phá các công thức tính đường tròn, bạn sẽ nhận thấy phương trình đường tròn có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo vị trí của tâm và độ dài bán kính. Đương nhiên, mỗi dạng đều mang đến những ưu điểm riêng biệt, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau, kể cả trong bài tập hình học và ứng dụng thực tiễn. Một số dạng biến đổi phổ biến nhất của phương trình đường tròn là:
- Phương trình chuẩn: \[\left(x-a\right)^{2}+\left(y-b\right)^{2}=R^{2}\]
- Phương trình dạng tổng quát: \[x^{2}+y^{2}+Ax+By+C=0\]. Trong đó, A, B và C sẽ được tìm thấy qua 2 tham số a, b của phần tâm và bán kính R với công thức là: \[a^{2}+b^{2}-R^{2}\]
- Phương trình dạng tham số: \[x=a+R cos(t),y=b+R sin(t)\]. Trong đó, t sẽ biến thiên trong khoảng từ 0 – \[2\pi \].
Bạn lựa chọn đúng phương trình cần thiết, bạn có thể dựa vào bảng sau:
Dạng phương trình | Ưu điểm | Ứng dụng |
Phương trình chuẩn | Dễ dàng xác định đúng, nhanh chóng phần tâm, bán kính | Áp dụng tốt cho những bài toán về hình học cơ bản |
Phương trình dạng tổng quát | Phù hợp để dùng cho các bài toán có phần phức tạp hơn | Phân tích được những tính chất thuộc hình học nâng cao |
Phương trình dạng tham số | Tiện lợi khi thực hiện phép tính toán trên máy tính | Ứng dụng trong lập trình đồ họa, mô phỏng |
5. Một số dạng bài tập về công thức tính đường tròn
5.1. Nhận biết và tìm điều kiện để phương trình đó là phương trình đường tròn
Đối với dạng bài tập này, bạn có thể giải theo 2 cách:
- Đưa phương trình đã cho về dạng: \[\left(x-a\right)^{2}+\left(y-b\right)^{2}=P\]. Nếu P > 0 => Phương trình đường tròn với phần tâm I (a,b) và bán kính R= P. Ngược lại, nếu P < 0 => Không phải phương trình đường tròn.
- Đưa phương trình đã cho về dạng: \[x^{2}+y^{2}-2ax-2by+c=0\]. Nếu P > 0 => Phương trình đường tròn với phần tâm I (a,b) và bán kính tính theo công thức: \[R=\sqrt{a^{2}+b^{2}-c}\]. Ngược lại, nếu P <0 => Không phải phương trình đường tròn.
Ví dụ: Phương trình: \[x^{2}+y^{2}-4x-6y+11=0 \] có phải là phương trình đường tròn không? Nếu đúng, hãy xác định ngay phần tâm và bán kính.
Lời giải:
Ta có phương trình: \[x^{2}+y^{2}-4x-6y+11=0 \]
\[(x^{2}-4x)+(y^{2}-6y)+11=0\]
\[(x^{2}-4x)+(y^{2}-6y)+11=0\]
\[\left(x-2\right)^{2}+\left(y-3\right)^{2}-2=0\]
\[\left(x-2\right)^{2}+\left(y-3\right)^{2}=2\]
Như vậy: P= 2 > 1. Đây là phương trình đường tròn với phần tâm I (2,3) và bán kính \[\sqrt{2}\]
5.2. Bài tập về công thức tính đường tròn – Lập phương trình đường tròn
Khi gặp dạng bài tập này, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Xác định đúng tọa độ của phần tâm I (a,b) của đường tròn (C).
- Xác định đúng phần bán kính R.
- Viết phương trình đường tròn (C) dưới dạng chuẩn: \[\left ( x – a \right )^{2} + \left ( y – b \right )^{2}= R^{2}\].
Ví dụ: Hãy lập phương trình đường tròn (C) với phần tâm là (3,4) và nó đi qua điểm O (0;0).
Lời giải:
Đường tròn có tâm I (a,b)= (3,4). Vì đường tròn đi qua điểm O (0,0), nên ta tính được khoảng cách từ phần tâm I đến điểm O là:
\[R=\sqrt{\left(3-0\right)^{2}}+\left(4-0\right)^{2}=\sqrt{9+16}=\sqrt{25}=5\]
Thay a= 3, b= 4 và R= 5 vào phương trình đường tròn dạng chuẩn, chúng ta được:
=> \[\left(x-3\right)^{2}+\left(y-4\right)^{2}=25\]
6. Bài tập vận dụng về công thức tính đường tròn
Bài tập 1:
Cho phương trình: \[x^{2}+y^{2}+2x-8y-8=0\]
Hỏi đây có phải là phương trình đường tròn không? Nếu đúng, hãy xác định ngay phần tâm và bán kính.
Bài tập 2: Lập phương trình đường tròn (C) có phần tâm I (2, -1) và đi qua điểm A (5,3).
Đáp án:
- Bài 1: Đây là phương trình đường tròn có phần tâm I (-1,4) và bán kính R= 5.
- Bài 2: Phương trình đường tròn (C): \[\left(x-2\right)^{2}+\left(y+1\right)^{2}=25\]
Bài viết trên đây là những công thức tính đường tròn quan trọng trong toán học và ứng dụng thực tiễn. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các dạng bài tập phổ biến của đường tròn và nắm vững cách giải đúng rồi nhé!