Hình tứ giác. Đường gấp khúc

Trong hình học, hình tứ giác là một hình dạng được tạo thành bởi bốn đoạn thẳng kết hợp với nhau. Đường gấp khúc là một đoạn thẳng được gấp lại thành một góc để tạo thành một điểm giao nhau. Cả hai khái niệm này đóng vai trò rất quan trọng trong hình học và được sử dụng trong nhiều bài toán và ứng dụng thực tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hình tứ giác và đường gấp khúc và cách áp dụng chúng trong các bài toán hình học.

1. Đường gấp khúc

a) Đường gấp khúc là gì?

Đường gấp khúc gồm nhiều đoạn thẳng thành phần nối tiếp nhau và các đoạn thẳng đó không cùng nằm trên một đường thẳng.

Một đường gấp khúc thường có thể có hai đoạn thẳng, ba đoạn thẳng hoặc nhiều đoạn thẳng khác nhau. Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.

b) Đọc tên đường gấp khúc

Đọc tên đường gấp khúc theo thứ tự các điểm nối tiếp.

Ví dụ: Đọc tên đường gấp khúc sau đây:

Đường gấp khúc trên có thể đọc là EFGHK hoặc KHGFE

c) Cách tính độ dài đường gấp khúc

Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài của các đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo)

Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB, BC và CD.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD

Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

Tính độ dài đường gấp khúc CDBC có độ dài các đoạn thẳng CD = 1dm, DB = 6cm, BC = 8cm.
Lời giải:
Đổi CD = 1dm = 10cm.
Độ dài đường gấp khúc CDBC là: CD + DB + BC = 10 + 6 + 8 = 24 (cm)

2. Hình tứ giác

Hình tứ giác là một hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh nối liền với nhau

Ví dụ: Hình thang, hình vuông, hình chữ nhật,  hình bình hành cũng là tứ giác

Cách đọc tên tứ giác

Đọc tên tứ giác có 2 cách đọc: Chọn bất kì một điểm trên hình làm mốc rồi đọc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ

Ví dụ: Đọc tên tứ giác trên
Chọn A là điểm mốc đọc theo chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác ABCD
Chọn A là điểm mốc đọc ngược chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác ADCB

3. Bài tập minh hoạ

Bài 1. Kể tên đường gấp khúc trong mỗi hình vẽ sau:

Lời giải

a) Đường gấp khúc PQSH
b) Đường gấp khúc ABCD

Bài 2. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

Lời giải

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
5 + 4 + 4 = 13 cm
Đáp án: 13 cm

Bài 3. Để tới trường mỗi ngày Lan phải đi qua 3 đoạn đường. Đoạn thứ nhất dài 5000cm, đoạn thứ hai dài 775m, đoạn thứ ba dài 90m. Hỏi độ dài quãng đường Lan phải đi từ nhà đến trường mỗi ngày là bao nhiêu?

Lời giải
Đổi 5000cm = 50m
Độ dài quãng đường từ nhà đến trường của Lan là:
50 + 775 + 90 = 915 (m)
Vậy quãng đường từ nhà đến trường của Lan dài 915m

Bài 4. Một dây đồng được uốn thành hình tam giác như hình vẽ. Tính độ dài dây đồng đó

Lời giải
Độ dài cuộn dây đồng đó là:
3 + 3 +3 = 9 cm

Bài 5. Trong hình dưới đây gồm mấy tứ giác

Lời giải

Các tứ giác trong mỗi hình được đánh số

Hình a có 1 tứ giác
Hình b có 3 tứ giác
Hình c có 2 tứ giác