Khái niệm số thập phân
Số thập phân là một khái niệm cơ bản trong toán học và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Nó được biểu diễn bằng cách sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 và dấu thập phân "." để biểu thị phần thập phân. Số thập phân thường được sử dụng để biểu diễn các giá trị số không nguyên, ví dụ như giá tiền, nhiệt độ, tỷ lệ phần trăm, v.v. Số thập phân cũng có thể được biểu diễn dưới dạng phân số, tuy nhiên, khi biểu diễn dưới dạng số thập phân, ta có thể thực hiện các phép tính toán một cách dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về khái niệm số thập phân, cách biểu diễn và thực hiện các phép tính toán với số thập phân, và các ứng dụng thực tế của số thập phân.
1. Số thập phân là gì?
Các số được viết dưới dạng 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 … được gọi là số thập phân.
Số thập phần là số gồm hai phần:
- Phần trước dấu phẩy được gọi là phần nguyên
- Phần sau dấu phẩy được gọi là phần thập phân
Ví dụ:
Số thập phân 3,15 gồm hai phần:
- 3 (phần trước dấu phẩy) là phần nguyên
- 15 (phần sau dấu phẩy) là phần thập phân
Cách đọc số thập phân
Ta chia số thập phân thành hai vế, phần nguyên được đọc trước theo sau là “phẩy ” và rồi tiếp tục đọc phần thập phân.
Ví dụ:
- 3,15 đọc là: Ba phẩy mười lăm
- 36,47 đọc là: Ba mươi sáu phẩy bốn mươi bảy
2. Các phép tính với số thập phân
Chuyển phân số thành số thập phân
Nếu một phân số cho trước chưa là số thập phân, ta chuyển phân số đó thành phân số thập phân rồi chuyển thành phân số.
Ví dụ:
Chuyển phân số \(\frac{3}{5}\) thành số thập phân.
Ta có: \(\frac{3}{5} =\frac{3\times 2}{5\times 2} =\frac{6}{10} \) = 0,6
Vậy số thập phân của \(\frac{3}{5}\) là 0,6 (không phẩy sáu).
- Bước 1: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Bước 2: Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Bước 3: Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính 26,15 + 4, 28
Ta đặt phép tính như sau:
Vậy 26,15 + 4,28 = 30,43
Ta thực hiện phép trừ số thập phân tương tự như phép cộng.
- Bước 1: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Bước 2: Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Bước 3: Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính 7,45 – 3,6
Ta đặt phép tính như sau:
Vậy 7,45 – 3,6 = 3,85
- Bước 1: Đặt phép tính.
- Bước 2: Thực hiện tính nhân như nhân hai số tự nhiên cho nhau.
- Bước 3: Sử dụng dấu phẩy tách các chữ số ở tích ra các chữ số tương ứng với chữ số phần thập phân của hai thừa số đã biết, tính từ phải qua trái.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính 4,6 × 5,3
Ta đặt phép tính như sau:
Vậy 4,6 × 5,3 = 24,38
- Bước 1: Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bước 2: Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
Ví dụ:
Thực hiện phép tính 4,15 : 2
Ta đặt phép tính như sau:
Vậy 4,15 : 2 = 2,075